Phòng bếp là nơi thực hiện công việc nấu nướng và cất giữ đồ ăn. Vì thế, nó có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe của con người. Nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất dễ phát sinh các mầm bệnh có hại.
Bí quyết 1: Lên danh sách các đầu việc cần làm và duy trì thường xuyên
Tạo lập một thói quen vệ sinh khoa học và duy trì nó chính là giải pháp hữu hiệu nhất giúp phòng bếp của bạn luôn như mới. Một điều quan trọng không kém là bạn sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái căng thẳng hay bất lực, chán nản khi đứng trong căn bếp của chính mình.
1. Hàng ngày
- Rửa tất cả bát đĩa, xoong nồi sau các bữa ăn.
- Lau một lượt bàn ăn, ghế ngồi, tủ bếp, khu vực chuẩn bị và bếp nấu.
- Quét nhà.
- Đổ rác thải.
- Làm sạch ngay lập tức bất kỳ sự cố nào xảy ra, ví dụ như: thức ăn hoặc nước hoa quả đổ trên sàn nhà…
Để bát đĩa bẩn tồn đọng sau mỗi bữa ăn là thói quen xấu cần từ bỏ ngay lập tức.
2. Hàng tuần
- Lau nhà với dung dịch tẩy rửa.
- Kiểm tra lại đồ ăn trong tủ lạnh và loại bỏ thức ăn thừa bị hỏng hoặc quá hạn sử dụng.
- Lau các ổ điện, công tắc, bóng đèn, quạt điện…
- Làm sạch sâu khu vực bếp nấu, chế biến thức ăn.
- Rửa thùng đựng rác
- Làm sạch tủ bếp từ trong ra ngoài.
Cuối tuần là thời gian hoàn hảo để bạn lau chùi sạch sẽ căn bếp bám đầy dầu mỡ.
3. Hàng tháng
- Làm sạch triệt đồ các đồ dùng lớn nhỏ trong nhà bếp như tủ lạnh, máy rửa bát, lò vi sóng, bồn rửa bát, đường ống thoát nước…
- Phủi bụi trần nhà và đèn chiếu sáng
- Rửa sạch và lau khô các loại giá đựng đồ và rổ trong bếp…
nen thong duong ong thoat nuoc hang thang Bí quyết để có một căn bếp bóng bẩy
Nên thông đường ống thoát nước hàng tháng.
Bí quyết 2: Vệ sinh máy rửa bát
Nếu gia đình bạn có máy rửa bát thì việc vệ sinh rất đáng để quan tâm. Bề ngoài, máy rửa bát trông có vẻ sạch sẽ nhưng có những vết bẩn nằm ở chỗ khuất mà bạn khó có thể nhìn thấy như bộ lọc, đường ống, máy bơm… Theo thời gian, các bộ phận bên trong đều bám đầy dầu mỡ. Để đảm bảo bát đĩa, đồ dùng khác luôn sạch sẽ thì rất cần làm vệ sinh máy rửa bát theo hướng dẫn sử dụng của từng loại máy.
Bí quyết 3: Vệ sinh sâu lò nướng mỗi tháng một lần
Trộn 3/4 cốc bột baking soda, 1/4 cốc muối biển và 1/4 cốc nước (Dùng cốc uống nước trong nhà bạn). Khuấy đều hỗn hợp trên rồi xoa lên khắp các mặt bên trong lò nướng, trừ những vị trí hở. Để qua đêm. Sáng hôm sau dùng khăn ẩm lau sạch các vết bẩn.
Ngoài việc lau chùi lò nướng sau mỗi lần sử dụng thì bạn cần dành ra một lần làm sạch sâu mọi ngóc ngách của chiếc lò nướng.
Bí quyết 4: Vệ sinh tủ lạnh và tủ bếp
Tủ bếp và tủ lạnh là nơi lưu trữ rất nhiều thứ trong bếp, đặc biệt là thức ăn nên rất cần được vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng.
Các không gian lữu trữ như tủ bếp, trạn bát, tủ lạnh… tích tụ nhiều bụi bẩn mà bạn không ngờ tới.
- Tủ bếp: Loại bỏ hết các đồ vật bên trong. Dùng khăn hoặc chổi nhỏ phủi bụi. Lau sạch với khăn ẩm. Phân loại đồ ăn bị hỏng, hết hạn và vứt đi. Sắp xếp lại đồ vật vào trong tủ.
- Tủ lạnh: Mỗi tháng bạn nên làm sạch sâu tủ lạnh một lần. Trước tiên là lấy hết mọi thứ trong tủ lạnh ra. Rửa các ngăn tủ bằng nước xà phòng ấm. Dùng khăn khô lau sạch bên trong tủ.
Bí quyết 5: Giữ cho phòng bếp có mùi dễ chịu
- Để mở một hộp bột baking soda trong tủ lạnh hoặc một cốc bã cà phê, chanh tươi thái lát thì tủ lạnh không bị ám mùi thức ăn.
giu mui de chiu cho bep Bí quyết để có một căn bếp bóng bẩy
Áp dụng các công thức khử mùi đơn giản từ nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Đặt một miếng mút ẩm có nhỏ vài giọt vani trong thùng rác để hút mùi hôi khó chịu.
- Đun sôi một nồi nước có thái chanh tươi trong 15 phút, rồi dùng để lau bếp vừa có tác dụng làm sạch hiệu quả vừa giữ cho bếp có mùi thơm dễ chịu.