Việc thiết kế tủ bếp luôn đòi hỏi phải phù hợp với không gian, kích thước, màu sắc hay hình dáng của gian bếp gia đình.
1. Kích thước
Một tủ bếp thuận lợi cho việc đun nấu thường dài tối thiểu là 3m. Chiều dài mặt bàn bếp càng lớn thì việc bố trí thêm lò nướng hay máy rửa bát càng dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tủ bếp nên quây gọn lại để người nấu tiện di chuyển. Ngoài ra, tủ bếp phía dưới còn cần có nhiều khoang chứa và phụ kiện đi kèm để chứa bình gas, xoong nồi, máy lọc nước.
Tủ bếp phía trên đựng bát đĩa, ly cốc, các loại thực phẩm khô, gia vị…Bạn nên chú ý sắp xếp các vật dụng cần thiết một cách khoa học. Những dụng cụ được sử dụng nhiều nên để ở tủ gần bếp nấu hoặc bàn ăn. Những dụng cụ sử dụng ít hơn sẽ được cất gọn ở một vị trí xa hơn. Tương tự như thế, ở bàn bếp, chậu rửa và mặt bàn hai bên là nơi có tần suất sử dụng nhiều nhất khi nấu ăn, vì vậy, nên bố trí ở nơi có ánh sáng tốt, đủ rộng rãi cho người đứng thao tác.
2. Hình dáng
Đối với những phòng bếp có diện tích nhỏ, tủ bếp nên thiết kế dạng chữ L hoặc chữ I. Còn những căn bếp rộng hơn, bạn có thể thiết kế theo hình chữ U và bố trí thêm cả đảo bếp tiện dụng. Cần lưu ý tận dụng cả những góc chết cho những giá, kệ để dụng cụ nấu ăn để căn bếp luôn gọn gàng và tiện ích.
3. Chất liệu
Chất liệu phổ biến của tủ bếp hiện nay là gỗ. Gỗ tự nhiên thích hợp với những căn bếp cổ điển nhưng rất dễ bị mối mọt, cong vênh trong môi trường nóng ẩm. Các loại gỗ tự nhiên hạn chế mối mọt hơn nhưng giá thành đắt. Gỗ công nghiệp thì tiện dụng hơn, chịu được môi trường khắc nghiệt nhưng chỉ phù hợp với căn bếp hiện đại với những cánh tủ phẳng.
4. Màu sắc
Màu sắc tủ bếp phải hài hòa với các thiết kế nội thất khác, có thể là màu tương đồng hoặc tương phản. Lưu ý, các gam màu sáng sẽ giúp căn bếp trông sạch sẽ, rộng rãi và thoáng hơn. Không nên lựa chọn các loại đèn chùm hay đèn trang trí có chi tiết rườm rà vì chúng dễ tạo cảm giác chật chội, rối mắt cho căn phòng.